Bài học 1: Khai cuộc Italia
A. Lịch sử ra đời
Ván cờ Italia là một trong số những khai cuộc cổ xưa nhất từng được biết đến. Nó xuất hiện trong bản viết tay Göttingen và đã được phát triển trong thế kỷ 16 bởi các kỳ thủ như Damiano và Polerio; sau đó đến Greco vào năm 1620, người đã tạo ra diễn biến chính cho khai cuộc này. Tên gọi Ván cờ Italia đôi khi được thay thế bằng Giuoco Piano, mặc dù cái tên này cũng được dùng để đề cập đặc biệt đến thế cờ sau nước 3...Tc5. Người Ý đã xem nó như một dạng khai cuộc mở
Khai cuộc này đặc trưng bởi nước Trắng đưa Tượng lên c4 (cái được gọi là "quân Tượng Italia"), chuẩn bị cho một đợt tấn công sớm vào ô điểm yếu “f7”. Do đó khai cuộc này điển hình bởi lối chơi tích cực, khi mà sự lựa chọn tốt nhất cho Đen thường là đáp trả bằng những pha phản công mạnh mẽ. Tuy nhiên, hầu hết các Đại kiện tướng đều bỏ qua khai cuộc này, và thay vì chơi 3.Tc4 họ thường ưa thích nước 3.Tb5 (Ruy-Lopez hay Ván cờ Tây Ban Nha) hoặc là 3.d4 (Khai cuộc Scotland); do hai khai cuộc này được xem là có khả năng đem lại lợi thế lâu dài tốt hơn. Ván cờ Italia phổ biến hơn trong các ván đấu qua thư (email hoặc qua bưu điện), giữa những người chơi nghiệp dư khi họ thường áp dụng theo đúng lý thuyết trong sách.
1.e4 e5 2.Nf3 Nc6 3.Bc4 Bc5 4.c3 Nf6 5.d4 exd4 6.cxd4 Bb4+ 7.Bd2 [7.Nc3 Nxe4 8.0–0 Bxc3 9.d5 Bf6 (9...Ne5?! 10.bxc3 Nxc4 11.Qd4 0–0 (11...Ncd6? 12.Qxg7± 1–0 (17) Blauert,J (2290)-Schmittdiel,E (2425) Koenigslutter 1988) 12.Qxe4 Nd6 13.Qd3³ ½–½ (37) Gashimov,V (2740)-Dominguez Perez,L (2713) Nice 2010) 10.Re1 Ne7 11.Rxe4 d6 12.Bg5 Bxg5 13.Nxg5 h6 14.Qe2° ½–½ (29) De la Paz Perdomo,F (2441)-Rizouk,A (2519) Malaga 2003] 7...Bxd2+ 8.Nbxd2 d5 9.exd5 Nxd5 10.0–0 0–0= [½–½ (47) Jones,G (2624)-Smeets,J (2619) Germany 2011]
* Ý tưởng:
- Bên trắng: Đây là một thế trận mà bên Trắng có Tốt cô lập “d4”, và dựa vào đó
bên Trắng có thể chiếm lấy được 2 ô tiền đồn là ô “c5” và ô “e5” là những vị
trí lý tưởng để cho những quân Mã Trắng bay nhảy vào đó. Tiếp theo sau, sẽ là
đưa các quân Xe của mình ra chiếm cột nửa mở “c” và cột mở “e”, kết hợp cùng với
sức mạnh của quân Tượng đang chĩa thẳng vào Vua đen trên đường chéo “a2-g8”.
- Bên đen: Việc tấn công vào Tốt cô lập “d4” là điều hiển nhiên về phần chiến
lược. Tuy nhiên, nếu không thể tấn công vào Tốt cô lập thì bên Đen sẽ có 2 kế
hoạch chính nếu muốn có kết quả tốt. Kế hoạch thứ nhất: Phong tỏa Tốt cô lập
“d4” bằng cách củng cố vững chắc ô “d5” với những nước cờ “Mce7-c6-Te6” tạo ra
một thế trận vững chắc. Kế hoạch thứ hai: Sẽ đổi bớt các quân trên bàn cờ để
chuyển về cờ tàn đơn giản và Tốt cô lập trong cờ tàn sẽ là yếu điểm (Lưu ý chỉ
đổi các quân chứ không phải đổi Tốt!)
* Phương án 6.e5 d5 [C54] 08.12.2021 [Hai, Nguyen Van]
1.e4 e5 2.Nf3 Nc6 3.Bc4 Bc5 4.c3 Nf6 5.d4 exd4 6.e5 d5 7.Bb5 [7.exf6 dxc4 8.fxg7 Rg8µ 0–1 (24) Mirulla,D-Almasi,Z (2580) Cattolica 1993] 7...Ne4 8.cxd4 Bb4+ 9.Bd2 Nxd2 10.Nbxd2 0–0= [½–½ (41) Andriasian,Z (2442)-Mkrtchian,L (2453) Yerevan 2006]
*
Ý tưởng:
- Bên Trắng: Có 2 ý tưởng chính cho bên Trắng. Ý tưởng thứ nhất: Đổi nốt quân
Tượng còn lại vào quân Mã “c6” của bên Đen, sau đó thế trận bên Trắng sẽ tận dụng
đưa quân Mã của mình vào ô tiền “c5” cùng với đưa Xe ra cột “c” để tấn công vào
cặp Tốt chồng. Ý tưởng thứ hai: Trắng sẽ giữ lại quân Tượng màu trắng còn lại của
mình, có thể sẽ tạm thời rút lui về “d3” kết hợp với nước đưa Hậu lên “c2” để
làm suy yếu cấu trúc Tốt bên cánh Vua của bên Đen để tiếp tục cuộc chiến.
- Bên Đen: Với cách chơi chống lại ý tưởng thứ nhất của bên Trắng là đổi Tượng lấy Mã, thì bên Đen cần giải quyết sớm cặp Tốt chồng ở cột “c” bằng cách đẩy “c5”, và sau đó sẽ phát huy tối đa sức mạnh còn lại của các quân Tượng. Chống lại ý tưởng thứ hai của bên Trắng thì bên Đen có thể sử dụng phương án Mã nhảy về “e7” sau đó chung hòa quân Tượng màu trắng hoặc có thể đưa Tượng lên “g4” để giằng và gây khó dễ cũng sẽ rất hiệu quả.
1. e4 e5 2. Nf3 Nc6 3. Bc4 Bc5 4. c3 Nf6 5. d3 d6 (5... d5 6. exd5 Nxd5 7. O-O O-O 8. Re1 Bg4 9. h3 Bh5 10. Nbd2 Nb6 11. Bb5 14) 6. O-O O-O 7. Nbd2 (7. b4 Bb6 8. a4 a5 9. b5 Ne7 10. Nbd2 Ng6 11) 7... a6 8. Bb3 Ba7 9. h3 (9. Re1 Ng4 10. Re2 11) 9... h6 11 *
*
Ý tưởng:
Đây là một thế trận bình ổn khi cả hai bên đều thận trọng trong việc nhập cuộc và cuộc chiến sẽ bắt đầu ở phần trung cuộc và cờ tàn. Bên Trắng sẽ tiếp tục với cách chơi thận trọng bằng cách củng cố thêm thế trận của mình với những nước cờ “Xe1-Mf1-Mg3” và chuẩn bị cho nước mở toang trung tâm bằng nước Tốt lên “d4”, cũng có thể sẽ Tượng “e3” trước để đổi lấy quân Tượng mạnh của bên Đen. Bên Đen cũng có thể đưa Tượng lên “e6” để giảm sức mạnh của Tượng màu ô trắng của Trắng, hoặc có những kế hoạch đáng chú ý như đưa Mã lên “h5” và Hậu lên “f6” chuẩn bị cho việc nhảy Mã của đen vào ô “f4” cũng hoàn toàn có thể.
C. Bẫy khai cuộc
1.e4 e5 2.Nf3 Nc6 3.Bc4 Nd4 4.Nxe5 [4.Nxd4 exd4 5.d3 d6 6.0–0² 1–0 (33) Szilvasi,T (2159)-Florian,M (1956) Hungary 2009] 4...Qg5 5.Nxf7? [5.Bxf7+ Ke7 6.0–0 Qxe5 7.Bxg8 Rxg8µ] 5...Qxg2 6.Rf1?? [6.d3 Qxh1+–+] 6...Qxe4+ 7.Be2 [7.Qe2 Nxe2–+] 7...Nf3# [0–1 (7) Muehlock-Kostic,B Cologne 1912]
No comments:
Post a Comment